Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề của một giáo viên dạy Giỏi cấp thành phố – Môn Sinh học, thầy Nguyễn Thành Công – giáo viên giảng dạy môn Sinh, trường trung học phổ thông chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội “mách chiêu” giúp học sinh ôn tập, dễ dàng chinh phục điểm 7 và điểm 8 môn Sinh học trong kỳ thi THPT quốc gia.

Theo tin tức đăng tải, đối với môn Sinh, một trong những câu hỏi trong đề thi thường mang tính gài “bẫy” thường hay rơi vào phần lí thuyết về cơ chế di truyền và biến dị. Lời khuyên của thầy giáo Thành Công dành cho thí sinh là không nên giải vội vàng mà hãy đọc kĩ đề, để tìm ra “bẫy” trước đã.

Image result for Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2017

Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2017

Hầu hết học sinh chỉ cần một thời gian ngắn sẽ xử lí xong các câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu. Còn đối với các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao lại khiến cho các sĩ tử tốn khá nhiều thời gian mới cho ra đáp án, đặc biệt là dạng toán cực khó về quy luật di truyền và cơ chế di truyền và biến dị.

Thí sinh Lưu ý câu hỏi “đếm phương án” phần quy luật di truyền phối hợp

Đối với các thí sinh với mục tiêu đạt kết quả cao môn Sinh để có cơ hội xét tuyển vào những trường đại học tốp trên thì cần phải xử lí triệt để những câu hỏi vận dụng cao. Đặc biệt, các em cần lưu ý dạng bài toán vận dụng cao thường gặp ở nhóm quy luật di truyền phối hợp.

Các bài tập “đếm phương án” thuộc nhóm quy luật di truyền phối hợp bao gồm:

Quy luật tương tác phối hợp với phân li độc lập; tương tác gen – liên kết hoàn toàn; tương tác gen – hoán vị gen; tương tác gen – liên kết giới tính; bài toán hoán vị gen phối hợp với phân li độc lập.

Thầy Công cũng nhấn mạnh, với những dạng bài này đòi hỏi thí sinh hiểu rất rõ về các dấu hiệu của quy luật di truyền đơn tính trạng, sau đó phải nhận diện được quy luật di truyền chi phối chung các tính trạng. Từ đó các em sẽ tính toán được các giá trị để xác định kiểu gen, xác định các ẩn số mà phương án đếm đưa ra

Đồng thời, các em cũng nên lưu ý những câu hỏi “đếm” thuộc phần cơ chế di truyền và biến dị, bao gồm các câu hỏi: xác suất xuất hiện bộ mã di truyền; các tính toán liên quan đến quá trình tự sao, quá trình phiên mã, dịch mã và bài toán đánh dấu phóng xạ các đơn phân.

Để trả lời được phần câu hỏi này, các em phải thực sự hiểu các cơ chế di truyền và biến dị ở mức phân tử, từ đó vận dụng vào giải quyết các câu hỏi thực tế.

Tránh bị “bẫy” phần cơ chế di truyền và biến dị

Thầy cho biết, trong đề thi môn Sinh các câu hỏi mang tính gài “bẫy” thường hay rơi vào phần lí thuyết về cơ chế di truyền và biến dị. Dễ hiểu vì phần này kiến thức chủ yếu là tư duy trừu tượng, học sinh không hiểu rõ bản chất của các cơ chế di truyền như tự sao, phiên mã, dịch mã, các cơ chế gây đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST, nên các em rất dễ bị mắc “bẫy”.

Vì vậy, các em phải nắm vững toàn bộ kiến thức lí thuyết cơ bản của cơ chế di truyền và biến dị, dành thời gian luyện tập thường xuyên dạng bài toán này. Đặc biệt, các câu hỏi này thường hay “giấu bẫy” ở đề.

Image result for Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2017

Các thí sinh là không nên giải vội vàng mà hãy đọc kĩ đề, để tìm ra “bẫy” trước

Ví dụ đề bài yêu cầu: Ở một loài côn trùng, thân xám B là trội so với thân đen b, cánh dài V là trội so với cánh ngắn v, 2 locus cùng nằm trên 1 cặp NST thường.

Ở một cá thể dị hợp tử đều, xét 1 tế bào sinh tinh có xảy ra hoán vị gen. Tỷ lệ các loại giao tử sau giảm phân là bao nhiêu, biết rằng các tế bào đơn bội tạo ra đều có khả năng sống sót:

  1. BV = bv = Bv = bV =25%
  2. BV = bv<25% và Bv = bV> 25%
  3. BV=bv>Bv=bV, tỷ lệ tùy tần số TĐC
  4. Bv = bV = 50%

Ở câu hỏi trên, rất nhiều thí sinh chọn đáp án C vì nghĩ rằng có tần số hoán vị thì tỉ lệ BV = bv > Bv = bV, giá trị lớn hơn bao nhiêu tùy tần số hoán vị.

Song, ở đây chỉ có 1 tế bào thôi, đề bài cho 1 tế bào, có hoán vị có nghĩa tạo ra 4 loại tinh trùng với tỉ lệ 1:1:1:1, đáp án là A mới chính xác.

Đối với học sinh khóa 2001 sẽ dự thi trung học phổ thông quốc gia năm sau, thầy Công cũng dặn dò cho các em về lộ trình ôn luyện môn Sinh gồm 3 mốc thời gian sau:

Bắt đầu từ tháng 7 hè này, các em hãy ôn luyện toàn diện kiến thức trọng tâm Sinh học của lớp 10, 11 theo cách hệ thống hóa để dễ bao quát, dễ nhớ, dễ học.

Giai đoạn cuối hè, có thể bắt đầu tự học kiến thức lớp 12, chuẩn bị bài trước để hiểu vấn đề.

Lúc này các em chỉ cần ôn luyện kiến thức trọng tâm, tổng hợp tất cả những phương pháp giải nhanh và chiến thuật loại trừ đáp án nhiễu để làm sao nâng tối đa điểm số từ 1 -2 điểm.

Rate this post