Hồ Đắc Di là một trong những người thầy thuốc nổi tiếng cả về tài lẫn đức của Việt Nam ở thế kỷ XX. Ông đã có những đóng góp rất lớn cho cộng đồng nói chung và ngành y dược nói riêng.

Quá trình hoạt động của giáo sư Hồ Đắc Di

Hồ Đắc Di sinh ngày 11/05/1990, lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học ở Huế và sớm được cha mẹ định hướng theo văn hóa phương Tây. Năm 1918, khi mới tròn 18 tuổi, ông sang Pháp du học tại khoa Y, đại học Tổng hợp Paris. Tại đây, Hồ Đắc Di đã gặp Nguyễn Ái Quốc và có mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Sau khi học xong, ông thi đỗ bác sĩ nội trú và làm việc tại bệnh viện Tenon, đồng thời trợ thành trở giảng tại trường Đại học Y khoa Paris.

Trong khóa luận tốt nghiệp của mình, Hồ Đắc Di đề xướng phương pháp “nói thong dạ dày – tá tràng” để điều trị bệnh dạ dày và đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia.

Năm 1931, ông trở về Huế sau 13 năm sống ở Pháp. Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm và không có dịp được bộc lộ tài năng y học. Mãi đến năm 1942, Hồ Đắc Di được mời về giảng dạy phụ sản cho trường Đại học Y Dược Hà Nội, đồng thời làm bác sĩ phẫu thuật ở bệnh viện Phủ Doãn. Ông trở thành người Việt Nam đầu tiên và người thứ ba ở Đông Dương được chính quyền Pháp cho phép cầm dao mổ.

Chân dung giáo sư, bác sĩ Hồ Đắc Di

Chân dung giáo sư, bác sĩ Hồ Đắc Di

Sau Cách mạng tháng tám 1945, giáo sư Hồ Đắc Di được giao nhiệm vụ tổ chức lại Đại học Y Hà Nội và trở thành hiệu trưởng của ngôi trường danh giá này. Cùng một lúc, ông đảm nhận các chức trách quan trọng khác như Tổng thanh tra y tế, Tổng giám đốc Đại học vụ, Giám đốc Bệnh viện Đồn Thủy, Đại biểu quốc hội khóa II, III, IV và V, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Pháp… Năm 1996, Hồ Đắc Di được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kỹ thuật.

Ngày 25/06/1984, giáo sư Hồ Đắc Di qua đời, hưởng thọ 84 tuổi. Trước khi chết, ông để lại di chúc nhắc nhở con cháu không làm ma chay tốn kém và nguyện hiến thân để sinh viên học môn giải phẫu.

Những thành tựu nổi bật của giáo sư Hồ Đắc Di

Trong suốt cuộc đời làm bác sĩ của mình, ông đã công bố 37 công trình nghiên cứu y học, đăng trên các tạp chí y học lớn như Tạp chí Y học Pháp ở Viễn Đông, Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris…

Một số công trình nổi tiếng và có giá trị đến ngày nay là: Quan điểm, đường lối, phương pháp luận đào tạo cán bộ y tế Việt Nam sau năm 1945 và công trình biên khảo Sinh học và bệnh học đại cương, Phẫu thuật điều trị viêm phúc mạc ở Bắc Kỳ, Một kỹ thuật mới mổ lấy thai nhi…

Ông đã để lại cho đời sau nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
ho-dac-di

Ông đã để lại cho đời sau nhiều công trình nghiên cứu có giá trị

Không chỉ vậy, trong lĩnh vực giáo dục, ông còn là một nhà giáo mẫu mực, tâm huyết với học trò. Giáo sư Tôn Thất Tùng chính là một người học trò giỏi và luôn tôn thờ người thầy của mình.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuận – giảng viên trường Cao đẳng dược Sài Gòn cho biết: “Giáo sư, bác sĩ Hồ Đắc Di luôn là một tấm gương sáng trong ngành y để chúng tôi noi theo. Một câu nói của giáo sư mà tôi luôn ghi nhớ là: “Nhờ kết hợp giữa khoa học và văn hóa mà người thầy thuốc xứng đáng với thiên chức cao quý của mình.”.

Những người bạn, đồng nghiệp thời ấy của vị giáo sư nhận xét người là một ông già vui tính, ứng biến nhanh, rất hay chơi chữ trong những câu chuyện đời thường và quan trọng là đức tính của một người trí thức chân chính, đồng thời có nhận thức luận sâu sắc.

Những đóng góp to lớn và bài học về y đức của giáo sư, bác sĩ Hồ Đắc Di sẽ còn được lưu truyền mãi đến những thế hệ sau.

5/5 - (1 bình chọn)