Chất lượng không khí ở Việt Nam như thế nào và làm sao để giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta. Để trả lời những giải đáp này các bạn hãy tham khảo bái viết dưới đây nhé.

Tóm tắt nội dung

1. Chất lượng không khí ở Việt Nam như thế nào?

Theo báo cáo thường niên EPI của Mỹ, nước ta hiện nay đang đứng top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á, tổng lượng bụi ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến cho chỉ số chất lượng không khí luôn ở mức báo động. Nồng độ bụi trung bình trong không khí ở hai thành phố này luôn vượt mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao.

Từ năm 2018 đến năm 2019 cho thấy nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng tang hơn so với giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017. So sánh kết quả quan trắc nồng độ bụi trong các tháng giai đoạn từ năm 2013 – 2019 cho thấy từ 4 tháng cuối năm 2019 nồng độ bụi PM2.5 tăng mạnh hơn so với các tháng trước đó và tang cao hơn so với cùng kỳ các năm 2015- 2018.

Tinh-hinh-o-nhiem-khong-khi-o-nuoc-ta
Tình hình ô nhiễm không khí ở nước ta

Xem thêm: Danh sách nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe hạn chế đưa vào cơ thể

Giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2019 khu vực miền Bắc có một số đợt cao điểm ô nhiễm không khí nặng vượt qua ngưỡng cho phép gấp nhiều lần. Chỉ số chất lượng không khí tại TPHCM và chất lượng không khí ở Hà Nội có nhiều thời điểm chỉ số AQI ở mức  xấu từ 150 đến 200, có khi vượt lên con số 200 tương đương với mức rất xấu.

Từ tháng 01/2020 đến tháng 04/2020 chất lượng không khí có xu hướng cải thiện hơn so với cùng kỳ những năm trước. Theo kết quả AQI cho thấy chất lượng không khí tại Hà Nội, HCM và một số đô thị khác phần lớn đều đang duy trị được ở mức tốt và trung bình. Đặc biệt là thời gian nửa cuối tháng 3/2020 đến nay giá trị thông số PM2.5 và lượng khí CO thấp hơn hẳn so với cùng kỳ những năm trước đó.

2. Các giải pháp để kiểm soát chất lượng không khí

Kiểm soát nguồn ô nhiễm từ các phương tiện giao thông vận tải, định kỳ kiểm tra lượng khí thải ra từ các phương tiện giao thông đặc biệt là các loại xe ô tô chạy bằng dầu và các loại xe máy. Nghiêm cấm lưu hành đối với tất cả các xe không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia.

Cần hoàn thiện việc quy hoạch đô thị đặc biệt là quy hoạch giao thông đô thị thông minh; phát triển hệ thống giao thông đô thị công cộng; phát triển các loại xe cơ giới chạy bằng khí hóa lỏng, khí ga; khuyến khích hình thành các khu phố đi bộ, đi xe đạp;…

Tăng cường kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm ngặt các nguồn thải ô nhiễm bụi bẩn phát sinh từ hoạt động xây dựng, công trình giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động xây dựng và phát triển công nghệ xây dựng ít chất thải.

Thực hiện vệ sinh đường phố văn minh, hiện đại, sạch sẽ như thường xuyên quét dọn đường phố, vỉa hè, hút bụi hoặc rửa đường. Vận động nhân dân không sử dụng bếp than và chấm dứt việc đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch lúa.

Dinh-ky-kiem-tra-luong-khi-thai-ra-tu-cac-phuong-tien-giao-de-giam-khi-thai-khong-khi
Định kỳ kiểm tra lượng khí thải ra từ các phương tiện giao để giảm khí thải không khí

Thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh rác thải đô thị. Tuyên truyền giáo dục nhân dân về việc giữ gìn vệ sinh đường phố, không vứt rác bừa bãi ra đường hay xuống cống rãnh, kênh mương.

Tăng cường kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ các chất hữu cơ bay hơi, nhất là hơi xăng dầu tại các trạm bán xăng dầu, các cơ sở sản xuất, chế biến và sử dụng xăng dầu, sơn,… ở trong khu vực thành phố.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp ở trong và lân cận thành phố.

Tăng cường công tác trồng mới, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong thành phố, đảm bảo chỉ tiêu diện tích cây xanh trên đầu người đạt theo quy chuẩn.

Tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan môi tại Hà Nội, HCM và các thành phố lớn khác, thành lập các phòng quản lý môi trường không khí ở chi cục bảo về môi trường, bổ sung các cán bộ chuyên môn đúng chuyên ngành về môi trường không khí.

Trên đây là những báo cáo về chất lượng không khí ở Việt Nam trong những năm gần đây và một số giải pháp để khắc phục tình trạng mỗ nhiễm này. Đây là một bài toán khó và cần sự chung tay của tất cả mọi người dân.

Rate this post