Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi ngoài 5-6 lần một ngày , phân có màu vàng hoa cải. Mỗi trẻ sơ sinh đi ngoài khác nhau tùy theo chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhiều lần có thể là biểu hiện bất thường của hệ tiêu hóa.

Thông thường các bé bú mẹ đi ngoài 5-6 lần một ngày, đối với bé bú sữa công thức số lần đi ngoài có thể ít hơn. Phân sẽ có màu vàng hoa cải, mềm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Hiểu đúng về đi ngoài có bọt ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ chủ động trong việc chăm sóc trẻ. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có bọt cộng thêm chất nhầy rất có thể hệ tiêu hóa đang có vấn đề. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sơ sinh rất dễ mắc các vấn đề tiêu hóa. vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám

Tóm tắt nội dung

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt

Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ sẽ đi ngoài khoảng 5-6 lần/ngày bé thải ra loại phân dạng hoa cà hoa cải. Trẻ bú sữa công thức thì đi ngoài từ 1-3 lần/ngày bé thải ra loại phân thường dẻo, màu nhạt và nặng mùi hơn. Theo dõi phân của trẻ sơ sinh là một cách dễ dàng để đánh giá sức khỏe của bé.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt sẽ quấy khóc và khó chịu

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt sẽ quấy khóc và khó chịu

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân chính gây ra đi ngoài có bọt ở trẻ sơ sinh.

Chứng rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu không vệ sinh sạch sẽ bình sữa đúng cách trước khi cho con bú bé có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột gây ra rối loạn tiêu hóa.

Nếu mẹ không vệ sinh núm vú sạch sẽ hoặc tiệt trùng, bé có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột. Đối với các bé đang sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng hoặc kháng sinh dài ngày cũng thể bị loạn khuẩn đường ruột gây ra rối loạn tiêu hóa.

Chứng rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ nhỏ vì những co thắt không bình thường ở các cơ vòng. Nguyên nhân là vì khi nạp vào dạ dày những thức ăn không hợp vệ sinh trẻ em sẽ bị tiêu chảy ngay sau khi phát bệnh. Sau khi đi ngoài xong, sẽ thấy có một lớp bọt mỏng nổi trên phân.

Dị ứng sữa

Bé sơ sinh có thể bị dị ứng protein trong sữa, trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng cũng có thể gây phát ban, sưng và khó thở. Ngoài ra khi bị dị ứng sữa bé có thể gặp các triệu chứng sau: đau bụng, có máu trong phân.

Kích thích đường ruột

Do hệ thống tiêu hóa của bé còn non yếu nên bé sẽ không hấp thu được hết đường lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hệ thống tiêu hóa của bé thiếu các loại enzyme phân giải đường cần thiết dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng và sủi bọt tăm.

Hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện

Hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nếu phân của trẻ lỏng, có bọt lẫn chất nhầy thì khả năng chức năng đường ruột và tiết niệu của trẻ bị kích thích.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ sơ sinh bé dễ mắc các vi khuẩn vì có đường ruột còn non nớt và khá yếu.

Nóng trong người

Khi bị nóng trong, bé sẽ ăn uống và tiêu hóa kém. Phân sủi bọt cho là một biểu hiện cho thấy bé đang bị nóng trong người do cơ địa hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh. Khi bị nóng trong, bé sẽ mệt mỏi dẫn đến tình trạng đi ngoài sủi bọt. Cần cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ hòa tan.

Hội chứng kém hấp thu

Các bé mắc hội chứng kém hấp thu cũng dễ bị đi ngoài có bọt do chất dinh dưỡng của bé không được tiêu hóa hết.

Nguyên nhân là do mẹ đang cho con bú nhưng lại ăn các loại thức ăn nhuận tràng

Trẻ sơ sinh bị lạnh bụng. Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt vẫn bú mẹ, bú bình bình thường, trẻ không quấy khóc, tăng cân thì nên theo dõi tại nhà. Mẹ chỉ cần chú ý cải thiện chế độ ăn uống của bản thân thì bé sẽ tự hết khoảng 1-2 ngày. Mẹ nên chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ vì bệnh thường diễn biến nhanh dẫn đến mất nước, gây suy thận và suy hô hấp. Do đó, nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện kèm biểu hiện sốt cao mẹ không nên tự ý mua thuốc để điều trị bệnh trẻ em này vì có thể gây phản tác dụng. ách tốt nhất là cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám điều trị kịp thời.

Hướng dẫn mẹ cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Nếu bị tiêu chảy sủi bọt, con sẽ đi ngoài thường từ 3 lần trở lên trong ngày. Phân của bé sẽ lỏng, trong phân có chất nhầy, sủi bọt. Tình chạy tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước vì vậy mẹ cần theo dõi và điều trị kịp thời.

Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ bản thân hợp lý. Ăn nhiều rau, củ, quả để tăng lượng khoáng chất và vitamin cần thiết cho con. Mẹ cần hạn chế các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.

Đối với trẻ bú sữa công thức, có thể bị đi ngoài sủi bọt 2 đến 3 ngày vì hệ thống tiêu hóa cần thời gian thích nghi. Nếu tình trạng đi ngoài sủi bọt nhiều mẹ cần thay đổi nhãn hiệu sữa khác. Ngoài ra mẹ nên chọn các loại sữa không có lactose để bé dễ tiêu hóa.

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, mẹ phải bù đủ nước cho con

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, mẹ phải bù đủ nước cho con

Theo dược sĩ Cao đẳng dược TPHCM, khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, mẹ phải bù đủ nước cho con bằng cách cho con bú nhiều lần trong ngày uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài. Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống thêm nước điện giải, nước hoa quả, giữ cho bé đủ nước, điều quan trọng là mẹ cần tránh cho bé mất nước.

  • Khi trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt, hãy tiếp tục cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường nếu như bé không kèm dấu hiệu gì bất thường.
  • Đối với các bé đi ngoài sủi bọt kéo dài và kèm theo các dấu hiệu bất thường mẹ nên đưa bé đi khám sớm để có biện pháp điều trị
  • Mẹ không nên cho bé các loại nước có đường nếu bé đi ngoài có bọt vì chất ngọt sẽ khiến tình trạng của bé thêm tồi tệ.
  • Mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên, nếu bé khó chịu hãy cố gắng an ủi và dỗ dành bé
  • Mẹ nên rửa tay thường xuyên khi chăm sóc cho bé. Vệ sinh sạch sẽ giặt riêng để tránh sự lây lan.
  • Xem và thay đổi chế độ ăn uống của mẹ, tránh các đồ ăn quá nhuận tràng có thể khiến bé bị đi ngoài có bọt. Mẹ cũng nên hạn chế thực phẩm như cà chua, cam, bắp cải. Không ăn đồ cay nóng, gia vị nặng mùi
  • Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn cũng đặc biệt hạn chế
  • Mẹ nên ăn rau củ, quả, sữa chua, nước dừa giúp mẹ tăng lượng khoáng chất và vitamin cần thiết trong sữa cho trẻ, phù hợp cho sự phát triển và giúp hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện.
  • Sữa mẹ được sẽ ít bị tiêu chảy hơn trẻ bú sữa công thức. Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn yếu sẽ không dung nạp được đường lactose có trong sữa ngoài.
  • Mẹ nên chọn các loại sữa công thức không có lactose để bé dễ tiêu hóa.

Mẹ cần đưa con đến bác sĩ khám nếu trong trường hợp sau:

– Tiêu chảy sủi bọt 2 ngày không khỏi.

– Bé mệt mỏi, bỏ ăn uống

– Trong phân có lẫn máu.

Qua bài viết trên cha mẹ đã phần nào hiểu được cơ thể của trẻ nhỏ, hiểu được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách xử lý. Hệ tiêu hóa của trẻ  đang trong quá trình hoàn thiện nên rất nhạy cảm, bạn nên tìm hiểu và chăm sóc bé thật cẩn thận. Nếu có bất cứ triệu chứng lạ nào, không nên tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian mà cần cho trẻ đi viện sớm để được theo dõi và điều trị.

Rate this post