Rất nhiều trẻ sơ sinh hay giật mình không sâu giấc khi ngủ điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết bé nhà mình có đang gặp phải vấn đề gì. Các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ các lý do để rà soát lại một số việc trong quá trình chăm sóc để điều chỉnh ngay.
Giật mình là một phản xạ bẩm sinh. Hầu như bé sơ sinh nào cũng có hiện tượng giật mình trong những tháng đầu. Nó thường chỉ xảy ra trong vài giây , sau đó bé sẽ có thể ngủ lại. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, việc giật mình mẹ cần rà soát lại một số việc xem có đang chăm sóc trẻ đúng cách hay chưa.
Theo chuyên gia y dược Cao đẳng y dược TPHCM chia sẻ, trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình và giật mình trong những tháng đầu là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Thế nhưng nếu hiện tượng này diễn ra khá thường xuyên thì ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này cho trẻ. Giúp trẻ có thể được phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.
Tóm tắt nội dung
Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình
Trẻ gặp phải ác mộng
Nguyên nhân trẻ sơ sinh giật mình khóc đêm có thể là do bé vừa gặp ác mộng. Trẻ có thể thức dậy giữa đêm, la hét và khóc lóc.
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình do sinh lý
- Do tã trẻ bị ướt hoặc mẹ quấn khăn quá chặt khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
- Chỗ ngủ của trẻ quá sáng, có nhiều tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
- Do trẻ được cho bú quá no hoặc trẻ đang đói bụng, trẻ rất mau đói và cũng mau no.
- Chỗ ngủ của trẻ không được thoải mái cũng khiến trẻ giật mình tỉnh giấc và quấy khóc
Thiếu canxi
Trẻ thiếu canxi còi xương cũng có thể khiến bé yêu của bạn ngủ giật mình. Trẻ thiếu canxi có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như rụng tóc hình vành khăn, hay ra mồ hôi trộm, trẻ chậm mọc răng. Ở trường hợp này mẹ nên đưa trẻ đi khám để được cho lời khuyên
Bé bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị đầy hơi
Đầy hơi trào ngược dạ dày cũng khiến bé bị giật mình giữa đêm khi ngủ. Khi bú sữa, bé dễ nuốt cả không khí vào bụng gây đầy hơi trào ngược dạ dày. Cách tốt nhất để tránh tình trạng này mẹ hãy bế vỗ nhẹ vào lưng để giúp bé ợ hơi ra ngoài.
Trào ngược dạ dày là khiến trẻ hay giật khi ngủ
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình do bệnh lý
- Do trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương.
- Do trẻ mắc các bệnh lý về gan như vàng da cơ thể trẻ sản sinh bilirubin quá mức gây ra tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh.
- Các bệnh lý về da như ngứa, bị tổn thương cũng khiến trẻ vặn mình.
- Hạ canxi huyết: trẻ rất dễ bị hạ canxi huyết thường có các biểu hiện hay quấy khóc về đêm, ngủ không ngon giấc, vặn mình và rướn người khi ngủ.
Bất thường về chức năng não
Trẻ sơ sinh hay giật mình cũng là một biểu hiện bất thường chức năng của não bộ. Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm để được chuẩn đoán chính xác.
Tiếng ồn, tiếng động bất ngờ
Trong bụng mẹ, thế giới của bé rất yên tĩnh, tiếng động bất ngờ là nguyên nhân chủ đạo khiến bé giật mình. Tiếng tivi, tiếng đóng mở cửa, tiếng gió rít mạnh, tất cả đều khiến bé bị bất an, dễ giật mình trong giấc ngủ.
Biện pháp giúp phòng tránh việc ngủ hay giật mình của bé
Khi trẻ ngủ hay giật mình sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, có nguy cơ bị nhiễm khuẩn khiến trẻ chậm lớn. ba mẹ nên tìm cách hạn chế tình trạng này xảy ra, bằng cách:
- Khi trẻ giật mình mẹ hãy đợi xem trẻ có tự ngủ lại hay không. Đừng vội vỗ lưng hay cho trẻ bú ngay, nếu trẻ quấy khóc thì mẹ mới dỗ dành trẻ.
- Không quấn khăn quá chặt sẽ làm cho trẻ ra nhiều mồ hôi và nhiễm lạnh.
- Không nên để trẻ ngủ trên tay một cách thường xuyên. Đặt trẻ xuống giường hoặc nôi khi trẻ vừa thiu thiu ngủ, mẹ hãy nắm lấy hai tay bé một lúc để bé không giật mình.
- Không nên để đèn quá sáng khi trẻ ngủ. Tạo môi trường ngủ tối và yên tĩnh
- Không gian ngủ của trẻ cần yên tĩnh, thoải mái. Tuyệt đối không tắt mở đột ngột ánh đèn sáng mạnh khi bé đang ngủ.Cố gắng chọn không gian phòng của bé sơ sinh giữ yên tĩnh nhất có thể. Tránh mở lớn tivi, tránh các âm thanh lớn và đột ngột
- Nhiệt độ phòng ngủ của trẻ không được quá nóng hoặc quá lạnh.
- Sử dụng các loại quần áo rộng rãi để trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.
- Cho trẻ bú vừa đủ, không nên cho trẻ bú quá no hoặc đói.
- Thay tã cho trẻ thường xuyên, không nên để tã quá ẩm ướt.
- Bổ sung vitamin D và canxi cho bé vì bệnh còi xương là nguyên nhân gây ra hiện tượng giật mình khi ngủ.
- Vệ sinh phòng ngủ trẻ sạch sẽ để trẻ không bị ngứa ngáy, khó chịu.
- Khi thấy trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, mẹ có thể ôm bé hát ru, vỗ về để trẻ có cảm giác an toàn, được che chở khi ngủ.
- Thường xuyên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng khi ánh sáng dịu nhẹ để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ.
- Hiện tượng ngủ hay giật mình ít nhiều cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, làm cho trẻ ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng phương pháp phù hợp để hạn chế tình trạng này.
- Mẹ của trẻ cần bổ sung đầy đủ các chất đặc biệt là thiếu canxi, vì nguồn dinh dưỡng của trẻ oàn toàn được cung cấp từ sữa mẹ
- Việc mẹ đặt bé xuống nôi và đây thường là nguyên nhân dễ khiến bé bị giật mình. Lưu ý, mẹ cúi người của mình xuống từ từ trong quá trình đặt bé để bé luôn thấy gần mẹ và không bị hẫng.
Ngoài những yếu tố chính dễ khiến bé giật mình khi ngủ kể trên. Tránh tối đa các yếu tố gây “giật mình” khác mà mẹ cần lưu tâm. Chẳng hạn:
– Không để bé đi ngủ khi đói hoặc quá no.
– Không vui đùa với con quá nhiều trước khi ngủ để tránh làm bé bị kích thích thần kinh.
– Quần áo của bé cần mềm mại, thoải mái, tạo cảm giác dễ chịu tối đa.
– Luôn đảm bảo tã của bé được thay sạch sẽ, thấm hút tốt để nâng niu giấc ngủ.
Không để bé đi ngủ khi đói hoặc quá no
Khi mẹ đã làm đủ cách nhưng bé vẫn giật mình thường xuyên khi ngủ kèm theo các dấu hiệu bất thường quấy khóc quá mức, bé bú kém, bỏ bú thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Hậu quả khi trẻ thường xuyên bị giật mình khó ngủ
Nếu để tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình liên tục và quấy khóc giữa đêm xảy ra sẽ gây ra khá nhiều hệ lụy như:
- Chậm tăng cân: giấc ngủ với trẻ rất quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nếu trẻ quấy khóc nhiều, hay giật mình khi ngủ sẽ dẫn tới ảnh hưởng sự phát triển thể chất của trẻ. Khi trẻ ngủ ngon giấc sẽ kích thích tiết hormone tăng trưởng. Điều này giúp trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn.
- Giảm khả năng nhận thức: trong năm đầu tiên kể từ khi bé chào đời, sự phát triển của não bộ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương vì não bộ chưa thực sự hoàn thiện. Những trẻ khi ngủ hay giật mình giảm khả năng nhận thức và xử lý tình huống kém hơn so với những bé ngủ ngon trong những tháng đầu đời.
- Trẻ bị suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng
- Ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa, ngưng thở, cao huyết áp
- Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ: Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc liên tục dễ gây ức chế hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng lên
- Trẻ dễ bị đói, giảm sữa mẹ: Nhiều trẻ khi ngủ hay bị giật mình lại không chịu ăn sẽ giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc dẫn đến tình trạng giảm phản xạ bú. Mẹ không ngủ đủ sẽ bị giảm sữa và lâu dài có thể sẽ mất sữa.
Ngoài những nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình kể trên trẻ có thể bị các bệnh lý khác. Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin chăm sóc bé tại trung tâm chăm sóc sức khỏe bé sơ sinh và điều chỉnh cho con sao cho hợp lý nhất.