Có thể nói rằng, “chữ bác sỹ” đã trở thành cụm từ phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Bởi một lẽ, nét đặc trưng nhất của những vị bác sỹ lành nghề chính là chữ viết tay cực kì xấu, cảm tưởng như có hàng ngàn con giun đang uốn éo trên trang giấy vậy.

Tóm tắt nội dung

Nét đặc trưng của chữ bác sỹ

Nét đặc trưng nhất của những vị bác sĩ lành nghề chính là chữ viết tay cực kì xấu, cảm tưởng như có hàng ngàn con giun đang uốn éo trên trang giấy vậy.

Sự thật thú vị tại sao chữ bác sỹ xấu

Có thể nói rằng, “chữ bác sĩ’ được hình thành từ trong những năm tháng đại học “mài dùi kinh sử”. Hẳn ai cũng biết những sinh viên tại ngôi trường Đại học chuyên về ngành Y học danh giá trên thế giới luôn gặp áp lực trong việc học tập.

Những bài giảng dồn dập trên lớp khiến các sinh viên không tài nào ghi chú hết những lời giảng dạy của các giảng viên. Dần dà, viết chữ xấu trở thành một thói quen tốt để sinh viên kịp nắm bắt bài vở trên lớp.

Hơn thế, công việc của một bác sĩ tại bệnh viện cũng như tại các phòng khám luôn phải đối mặt với những áp lực nặng nề vì bệnh nhân cứ kéo đến và không có dấu hiệu ngớt đi. Để công việc được đẩy nhanh tiến độ, các bác sĩ buộc phải viết chữ nhanh để đến lượt những bệnh nhân khác.

Một loại bảng chữ cái hài hước trên mạng xã hội ám chỉ chữ viết của những bác sĩ. Khi được hỏi tại sao chữ bác sỹ lại xấu như vậy, cô Minh Anh – giảng viên cao đẳng y dược Hà Nội đã có những chia sẻ rất thú vị:

Chữ bác sỹ xấu là “luật ngầm” trong giới y học.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng “chữ bác sỹ” là một khái niệm của sự sinh tồn. Một vấn đề của những vị bác sĩ nằm ở khối lượng giấy tờ cần phải giải quyết mỗi khi bệnh nhân đến phòng khám.

Chữ bác sỹ xấu để rút ngắn thời gian

Và điều này tuy có vẻ khó tin nhưng lại hoàn toàn khả thi để trở thành một lí do. Đó chính là mối quan hệ với các nhà thuốc lân cận.

Rõ ràng, các bệnh nhân thường đến các quầy thuốc lân cận để mua toa thuốc. Trong trường hợp có một vấn đề trong việc hiểu đơn thuốc, dược sĩ sẽ gọi cho bác sĩ để làm rõ những thông tin.

Chữ bác sỹ xấu vì không viết nhiều trong quá trình học

Một vấn đề của những vị bác sĩ nằm ở khối lượng giấy tờ cần phải giải quyết mỗi khi bệnh nhân đến phòng khám.

Tuy nhiên cũng có những quan điểm trái chiều về “chữ bác sĩ”. Trong thực tế, không phải tất cả sinh viên Y khoa tại các trường đại học ngày xưa đều phải ghi chép lại những lời giảng của thầy.

Gary Larson, một giám đốc y tế nhớ lại câu chuyện của mình. Thời đi học, thường sẽ có một sinh viên bất kì sẽ nắm giữ trọng trách ghi chép toàn bộ bài giảng trên lớp, sau đó gõ lên máy tính và sau đó phân phát cho các sinh viên còn lại. Rồi sau nó mọi người sẽ luân phiên nhau.

Vì vậy, theo ông ước tính, một sinh viên chỉ phải tập ghi chép 1 lần trong 170 bài giảng trong suốt năm học. Bảo sao, do không được luyện tập nhiều, nên chữ họ đã xấu đi dần.

Vào thời điểm công nghệ số bùng nổ với những phát minh tân tiến, máy tính xách tay được sử dụng rộng rãi và dường như các sinh viên đều sử dụng laptop để ghi chép lại những bài giảng trên lớp.

Phải chăng đây là những lí do thật sự của truyền thuyết “chữ bác sĩ”? Hay đó chỉ đơn thuần là một khái niệm quen thuộc đến độ mỗi khi ai muốn trở thành bác sĩ, điều họ nghĩ trong đầu là làm cho chữ mình xấu đi cho phù hợp với đám đông và “tập tục”?

Rate this post