Thuốc corticoid là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng thuốc corticoid?  Tại sao nói thuốc corticoid là con dao hai lưỡi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Với bài viết 8 điều cần biết về thuốc corticoid, sẽ giúp bạn đọc hiểu được thuốc corticoid là thuốc gì, tác dụng, liều dùng thuốc corticoid, những tác hại mà thuốc corticoid có thể gây ra,… Hãy đọc và tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Tóm tắt nội dung

1. Thuốc corticoid là thuốc gì?

Thuoc-corticoid-2

Thuốc corticoid là thuốc gì?

Thuốc corticoid là thuốc kháng viêm được sử dụng nhiều trong điều trị nhược cơ, những vùng da bị viêm, sưng,..Thuốc corticoid có tên gốc là Corticosteroid.

Corticoidthuộc nhóm kháng viêm có Staroid, thuốc có tên biệt dược là Medrol®, được cấu tạo từ hoạt chất Corticosteroid.

Dạng bào chế thuốc corticoid: Siro, viên sủi bọt, viên nén

2. Tác dụng của thuốc corticoid

Thuốc Corticoid có tác dụng như thế nào? Thuốc Corticoid được sử dụng trong điều trị các vùng bị viêm trên cơ thể, thuốc Corticoid có tác dụng giảm các vùng sưng, dị ứng trầm trọng, đỏ da, ngứa hoặc là các vấn đề về da. Dùng để điều trị các bệnh về hen, suyễn hoặc viêm khớp.

Ngoài ra, thuốc Corticoid còn sử dụng ở một số trường hợp khác, theo chỉ định, quyết định của bác sĩ, dược sĩ. Nếu trong cơ thể bạn tự sản xuất ra một số loại hooc môn như cortisone, đây là hooc môn môn cần thiết của của thể để duy trì sức khỏe. Thế nhưng khi cơ thể không sản xuất đầy đủ loại hooc môn này, bác sĩ có thể kê toa thuốc Corticoid để giúp bù đắp sự khác biệt đó.

Sẽ có một số tác dụng của thuốc không được liệt kê trong đơn thuốc hay nhãn thuốc đã được phê duyệt. Nhưng bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn được sử dụng.

Lưu ý: Bạn chỉ được sử dụng điều trị một số bệnh dưới sự chỉ định của bác sĩ. Không được tùy tiện sử dụng, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dùng.

3. Liều dùng thuốc Corticoid

Lưu ý: Nhưng thông tin mà chúng tôi cấp sau đây không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ về liều dùng thuốc corticoid. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi dử dụng nhé.

thuoc-corticoid-4

Liều dùng thuốc corticoid như thế nào?

3.1 Liều dùng thuốc corticoid cho trẻ em

Đối với liều dùng dành cho trẻ em vẫn chưa có nghiên cứu và xác định nào. Chính vì vậy, trước khi sử dụng thuốc corticoid bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ dược sĩ. Để bảo đảm sức mạnh, tính mạng cho trẻ.

3.2 Liều dùng thuốc corticoid cho người lớn

Tùy thuộc vào sức khỏe, mức độ bệnh mà các bệnh nhân khác nhau sẽ dử dụng liều thuốc corticoid khác nhau:

  • Đối với bệnh nhân sử dụng betamethasone:

Sẽ sử dụng với liều dùng thông thường:  là dạng liều uống ( có thể dạng siro, viên sủi bọt, thuốc viên) . Liều lượng dùng đối với độ tuổi là người lớn, thanh thiếu niên có thể uống từ 0,25 đến 7,2 mg mỗi ngày, được chia thành nhiều dạng hoặc chia theo dạng liều đơn.

Đối với liều uống lâu ngày dạng viên nén phóng thích: Dùng cho người lớn và độ tuổi thanh thiếu niên uống 1,2 đến 12 mg.

Đối với dạng tiêm: Dùng cho người lớn và đọ tuổi thanh thiếu niên là 2 đến 6 mg mỗi ngày

  • Đối với bệnh nhân sử dụng budesonit:

Đôi với dạng liều uống lâu ngày- Viên nang phóng thích kéo dài dùng cho người lớn: Liều dùng đầu : Uống 9 mg mỗi ngày trong vòng 8 tuần. Và sau đó có thể giảm liều xuống còn 6 mg mỗi ngày. Lưu ý: Thuốc uống buổi sáng, ăn sáng trước khi uống thuốc.

  • Đối với bệnh nhân sử dụng cortisone:

Đối với liều uống – viên nén : Uống 250 đến 300 mg mỗi ngày, dưới dạng liều hoặc chia thành nhiều liều.

Đối với liều tiêm: Tiêm 20 – 300 mg/1 ngày, tiêm vào cơ.

  • Đối với bệnh nhân sử dụng dexamethasone:

Sử dụng liều uống – Thuốc nhỏ mắt, dung dịch uống, thuốc viên : Sử dụng 0,5 đến 10mg thực hiện thường xuyên nếu cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng liều tiêm:  Sử dụng 20,2 đến 40 mg tiêm vào khớp, tĩnh mạch, cơ . Tiềm thường xuyên nếu cần thiết, theo chr định của bác sĩ.

  • Đối với sử dụng hydrocortisone:

Dạng liều uống – thuốc viên: Uống 20 đến 800 mg 1 hoặc 2 ngày. Theo liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

Dạng liều tiêm:  Người lớn và trẻ vị thành niên tiêm 5 – 500 mg vào khớp, cơ, tĩnh mạch , dưới da. Tiêm thường xuyên nếu cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.

  • Đối với sử dụng methylprednisolone:

Sử dụng liều uống – viên nén: Dùng 4 đến 160 mg 1 hoặc 2 ngày, như 1 liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

Sử dụng liều tiêm:  Tiêm 4 đến 16 mg vào khớp, cơ, tĩnh mạch. Sử dụng thường xuyên nếu cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.

  • Đối với sử dụng prednisolone:

Sử dụng dạng liều uống – Siro, viên nén: Uống từ 5 đến 200 mg, được thực hiện thường xuyên nếu cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng liều tiêm: Tiêm từ 2 đến 100 mg vào khớp, cơ, tĩnh mạch thường xuyên nếu cần thiết, theo chỉ định bác sĩ.

  • Đối với sử dụng prednisone:

Sử dụng dạng liều uống – Siro, viên nén: Uống từ 5 – 200 mg 1 ngày hoặc 2 ngày như liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.

  • Đối với sử dụng triamcinolone:

Sử dụng dạng liều uống – Siro, viên nén: Uống 2 – 60 mg  mỗi ngày, dưới dạng 1 liều hoặc chia thành nhiều liều.

Sử dụng dạng tiêm: Tiêm 0,5 – 100 mg vào khớp, cơ, tĩnh mạch, dưới da càng nhiều càng tốt khi cần thiết, theo chỉ định bác sĩ.

4. Tác dụng phụ của thuốc corticoid

Khi sử dụng thuốc corticoid, người dùng có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: Làm giảm khả năng đề kháng với nhiễm trùng.  Đấu hiệu nhiễm trùng, đau họng, sốt, hắt xì hơi, ho.Trong trường hợp này bạn cần gọi ngay với bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng giải quyết, bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho bản thân.

Trên đây không phải là những tác dụng phụ đầy đủ, trong nhiều trường hợp có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào về tác dụng phụ của thuốc corticoid, bác cần liên hệ, tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

5. Tương tác thuốc corticoid

Khi uống thuốc corticoid có thể xảy ra một số tương tác không mong muốn, vì vậy trước khi sử dụng thuốc bạn cần có 1 số lưu ý sau:

  • Hãy nois với bác sĩ những loại thuốc bạn đang uống kể cả kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng. Bởi có nhiều loại thuốc sẽ xảy ra tương tác với thuốc corticoid như: Aceclofenac; Acemetacin; Aldesleukin; Amtolmetin guacil; Celecoxib; Ceritinib; Choline salicylate; Clarithromycin; Clonixin; Diclofenac; Diflunisal;
  • Một số thực phẩm, nước uống sẽ tương tác với thuốc, vì vậy hãy hỏi bác sĩ để có hướng dẫn chi tiết và bảo đảm hơn.
  • Sức khỏe cũng gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, hãy thông báo tình trạng sức khỏe trước khi sử dụng thuốc nhé.

6. Thận trọng/ cảnh báo khi sử dụng thuốc corticoid.

Khi sử dụng thuốc corticoid nếu xảy ra một trong những trường hợp sau cần báo ngay cho bác sĩ:

  • Dị ứng bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
  • Đang uống loại thuốc khác: Kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược
  • Từng có tiền sử mắc bệnh
  • Dùng thuốc cho trẻ con và người cao tuổi

7. Bảo quản thuốc corticoid

thuoc-corticoid-5

Bảo quản thuốc corticoid như thế nào?

Cách bảo quản thuốc corticoid như thế nào? bạn nên bảo quản thuốc corticoid ở trong phòng, nhiệt độ thích hợp 25 độc C. Tránh bảo quản thuốc ở những nơi ẩm ướt, ánh nắng mặt trời.

Không bảo quản thuốc ở phòng tắm, ngăn đá lạnh. Để thuốc tránh xa tầm tay  trẻ em và thú cưng.

8. Dạng bào chế và hàm lượng thuốc corticoid.

Thuốc corticoid có dạng bào chế và hàm lượng như sau:

  • Dạng viên nén or dạng viên nén bao tan trong ruột: Hàm lượng 2,5 mg, 5 mg, 10 mg, 20 mg, 50 mg prednisolon.
  • Dạng dung dịch tiêm có hàm lượng 20 mg/ml Prednisolon natri phosphat.
  • Dạng hỗn dịch trong nước để tiêm, hàm lượng 25 mg/ml Prednisolon acetat.
  • Dạng viên đặt trực tràng, hàm lượng 5 mg, 20 mg prednisolon (dạng muối natri phosphat).
  • Dạng dịch treo để thụt, có hàm lượng 20mg/10ml Prednisolon (dạng prednisolon natri metasulfobenzoat).
  • Dạng dung dịch nhỏ mắt, có hàm lượng 0,5% prednisolon natri phosphat.
  • Dạng siro có hàm lượng 15 mg/5 ml.

Trên đây là 8 điều cần biết về thuốc corticoid . Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mong rằng những thông tin mà chúng tôi tổng hợp trên sẽ mang lại cho bạn nhưng thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Nguồn: Ban tuyển sinh – Xét tuyển Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)