Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công phải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Từ hình thức cho đến nội dung. Bởi hiện nay cũng có rất nhiều các bạn trẻ thất bại trong quá trình phỏng vấn xin việc. Chính vì thế để không lãng phí thời gian cũng như công sức của mình bạn cần phải trang bị những kỹ năng phỏng vấn xin việc.
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc
Trang phục nghiêm túc
Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản nhất chính là vấn đề trang phục bởi khi mặc trang phục nghiêm túc chứng tỏ bạn đã hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp đồng thời tôn trọng nhà tuyển dụng. Mặc dù bạn là người yêu thích sự thoải mái và tiện lợi thì cũng không nên mặc quần jeans và áo pull để tham dự một buổi phỏng vấn xin việc.
Bởi ấn tượng đầu tiên sẽ quyết định thiện cảm của người phỏng vấn đối với bạn. Nếu như bạn không lưu tâm vấn đề trang phục chắc chắn trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ là một người xuề xòa … Và sẽ mất điểm ngay từ cái nhìn thấy nhau.
Ngôn ngữ cơ thể
Đây cũng chính là yếu tố quyết định sự thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn. Bởi chỉ một hành động nhỏ mà bạn vô tình thể hiện cũng có thể chứng minh với họ một thái độ tiêu cực trong mắt nhà tuyển dụng. Ví dụ như bạn liên tục nhìn đồng hồ chứng tỏ bạn không dành nhiều thời gian đồng thời chưa toàn tâm toàn ý cho cuộc phỏng vấn. Thậm chí họ sẽ có thể nghĩ bạn xem đây như một công việc nhàm chán.
Ngoài ra tư thế ngồi không thẳng, ngọ nguậy trên ghế khi nói hoặc là hay có ánh mắt nhìn xuống …. sẽ chứng tỏ bạn là người không tự tin. Do đó bạn hãy chú ý đến những cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt nhưng trong lúc trả lời phỏng vấn bạn hãy ngồi thẳng lưng và vai, không ngọ nguậy …. để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.
Bí quyết phỏng vấn xin việc thành công
Thái độ tự tin và thẳng thắn
Để thể hiện thái độ tự tin cũng như thẳng thắn thì hãy luôn luôn nhìn vào mắt nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Bởi khi trao đổi với họ không nên úp mở hoặc ấp úng mà hãy trình bày cụ thể vấn đề của mình một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức có thể. Trước khi bắt đầu vào cuộc phỏng vấn bạn cần phải chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái, xem đây như là một công việc mà mình nên hoàn thành nó một cách nhẹ nhàng. Bạn càng tự tin và thoải mái thì mọi việc sẽ dễ dàng và thành công hơn.
Không chỉ trong việc phỏng vấn xin việc mà ngay cả trong mùa tuyển sinh. Rất nhiều các giảng viên cũng chia sẻ cụ thể như: Giảng Viên Ngọc Ánh cho rằng: tuyển sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn trong năm nay khi phỏng vấn các thí sinh dự thi kỳ thi trở thành “Dược sĩ giỏi trong tương lai” để các em có thể tự tin trả lời chúng tôi cũng để phải chấm điểm về phong thái trả lời câu hỏi.”
Đừng nói “Tôi không biết” hoặc “Tôi không làm được”
Khi bạn gặp một câu hỏi về một vấn đề nào đó mà bạn chưa từng nghe thấy hoặc không biết sẽ phải trả lời thế nào. Thì đừng nên vội trả lời rằng tôi không biết hoặc tôi không làm được… bởi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người kém năng lực. Thay vì nói như vậy bạn có thể nói là: Tôi chưa tìm hiểu hoặc tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này để chứng tỏ bạn là người có cầu tiến, cần công việc này và ham học hỏi. Đây là một trong những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc rất quan trọng mà có nhiều người chưa biết .
Sức mạnh của nụ cười
Nụ cười chính là một trong những cách tốt nhất để chúng ta thể hiện thái độ chân thành cũng như thân thiện nhất. Bởi trong cuộc phỏng vấn bạn hãy tận dụng nụ cười đúng lúc. Ví dụ như: Khi bạn kể về một tình huống hài hước đã xảy ra trong một chuyến công tác nào đó thì tình huống ấy sẽ khiến bạn có thêm kinh nghiệm cụ thể như thế nào….Đó chính là cách để thể hiện thái độ thân thiện và chân thành nhất. Nụ cười còn mang đến một bầu không khí vui vẻ và thoải mái cho cuộc nói chuyện giữa bạn và nhà tuyển dụng …
Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ
Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ
Một trong những câu hỏi thường gặp của các nhà tuyển dụng là: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở chỗ làm cũ? Thì trong trường hợp đó bạn không được trả lời bằng cách nói xấu sếp hoặc đồng nghiệp cũng như về công ty cũ của mình. Vì khi đó nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ kết luận rằng: Bạn có thể nói những điều tiêu cực về công ty, cơ quan cũ nhưng nếu sau này được làm việc và rời khỏi công ty này thì bạn cũng sẽ làm điều tương tự như trên….
Chính vì thế để trả lời tốt nhất cho cây hỏi này thì bạn phải nói và trả lời một cách khéo léo ví dụ như: ” Không phù hợp với công việc hoặc được trải nghiệm thử thách một công việc mới …”
Biết cách đặt câu hỏi để tránh thụ động
Sau buổi phỏng vấn xin việc thì các bạn không nên thụ động vì chỉ toàn trả lời những câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra. Bạn có thể đặt câu hỏi lại với họ với những thắc mắc mà mình chưa rõ về công việc cũng như về công ty. Vì khi trao đổi có qua lại như vậy thì buổi phỏng vấn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Nó sẽ là một buổi chuyện thân mật chứ không phải là một cuộc phỏng vấn căng thẳng cũng như áp lực. Khi đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ hài lòng khi biết mức độ quan tâm của bạn đối với công việc trong tương lai là rất cao.
Thế nhưng việc đặt câu hỏi cho người tuyển dụng bạn cũng phải có kỹ năng vì những câu hỏi về đặc điểm, tính chất và phương thức kinh doanh … sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn chưa hoàn toàn tìm hiểu gì về họ. Những câu hỏi được đặt ra cần phải thông minh để chứng tỏ năng lực của bạn đồng thời thể hiện sự hiểu biết rõ về công ty. Ví dụ như: ” Loại hình công nghệ nào tôi có thể sử dụng để đáp ứng tốt nhất cho công việc này? ….
Tóm lại, điều quan trọng nhất trong tất cả các kỹ năng phỏng vấn xin việc đó chính là bạn phải là chính mình. Dù bạn có nắm rõ các cách thức để có thể lấy lòng được các nhà tuyển dụng thì điều mà họ quan tâm cũng như chú trọng nhất đó không phải là hình thức thể hiện bên ngoài. Mà chính là năng lực làm việc và đạo đức của bạn. Vì thế để có được một công việc như bạn mong muốn thì bạn hãy luôn là chính mình trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc bạn có được công việc như mong muốn !