Sổ mũi là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nhất là vào thời tiết chuyển mùa. Sổ mũi là triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý, thường không nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân và cách trị cho việc trẻ sơ sinh bị sổ mũi?

Thời tiết chuyển mùa, có rất nhiểu trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi. Khi lớp niêm mạc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như viêm nhiễm, khối u, dị vật, hóa chất làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tiết dịch nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi. Trẻ sơ sinh sổ mũi nhiều có thể cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi bé bú và ngủ.

Tóm tắt nội dung

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi

Sổ mũi là triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi. Sổ mũi thường hay xảy ra trong ngắn hạn như khi thời tiết thay đổi đột ngột gây kích thích niêm mạc mũi gây sổ mũi và nghẹt mũi kéo dài. Tùy nguyên nhân bé bị sổ mũi mà sẽ có cách điều trị tương ứng.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Vẫn có một số tình trạng sổ mũi đi kèm các triệu chứng khác trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng sổ mũi sẽ nặng hậu quả nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nếu không được cha mẹ phát hiện và xử lý kịp thời.

Thông thường, trẻ đang bú mẹ hoàn toàn sẽ nhận được một lượng lớn kháng thể miễn dịch từ mẹ thông qua sữa nên ít bị ốm, sổ mũi. Thế nhưng, không ít trường hợp trẻ sơ sinh giai đoạn này vẫn bị cảm cúm.

Trẻ bị sổ mũi do bị cảm lạnh, cảm cúm

Theo dược sĩ trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh sổ mũi thường là do cảm lạnh, cảm cúm. Khi thời tiết chuyển mùa các loại vi khuẩn nấm mốc trong không khí sinh sôi. Chúng tấn công vào hệ thống hô hấp của trẻ, khiến trẻ dễ bị các bệnh về viêm mũi.

Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi do cảm lạnh đó là: chảy nước mũi, ngạt mũi, quấy khóc, sốt cao (trên 39ºC); bị tiêu chảy, nôn trớ, không chịu bú ti.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước mũi trong đó nhiễm lạnh là nguyên nhân thường gặp nhất. Trẻ ra nhiều mồ hôi thời tiết thay đổi đột ngột hay sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh do phế tạng của trẻ nhỏ chưa đạt sự hoàn thiện.

Thực tế, mũi được xem là cửa ngõ của hệ hô hấp, phần hốc mũi có lót 1 lớp niêm mạc và bao phủ trên đó là lớp nhầy có khả năng giúp bảo vệ xoang mũi. Nếu lớp biểu mô nơi hốc mũi bị tác động làm cho tuyến chế tiết tại lớp biểu mô sản sinh ra nhiều dịch và gây ra tình trạng chảy nước mũi.

Trẻ bị sổ mũi do dị ứng

Dị ứng thường đi kèm với phát ban, hắt hơi, mẩn ngứa, thay đổi thời tiết, bụi, phấn hoa.

Lớp nhầy từ bào thai

Trẻ mới sinh sẽ có nước nhầy từ bào thai trong mũi nếu như không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây sổ mũi, nghẹt mũi

Trẻ bị chảy nước mũi thường cảm thấy khó chịu vì lượng không khí lưu thông bên trong mũi bị giảm đi. Tình trạng này gây ra nhiều biến chứng nặng như viêm họng, viêm thanh khí phế quản, viêm xoang

Do không khí khô

Thời triết khô hanh dễ làm niêm mạc mũi trở nên khô hơn. Nếu trẻ bị sổ mũi thì thường vẫn khỏe mạnh. Khi trẻ bị cảm lạnh bố mẹ sẽ thấy các biểu hiện nhẹ như sổ mũi hắt hơi. Mùa hè, bé nằm quạt hay điều hoà nhiều cũng dễ bị khô mũi. Nếu như do không khí khô bé không có biểu hiện mệt mỏi như nguyên nhân khác. Nếu không được chữa trị đúng cách sẽ làm trẻ bị mệt mỏi, khó chịu, viêm phế quản, thậm chí là viêm phổi khiến việc chữa trị gặp khó khăn sau này.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi cha mẹ cần làm sạch các chất nhầy và nước mũi ra khỏi xoang và mũi vì sổ mũi kéo dài sẽ gây ra nhiều khó chịu, mệt mỏi. Khi trẻ có dấu hiệu hắt hơi và chảy nước mũi trong, dạng lỏng cha mẹ có thể áp dụng ngay những biện pháp để giúp trẻ nhanh khỏi nhất.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi cha mẹ cần làm sạch nước mũi cho con

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi cha mẹ cần làm sạch nước mũi cho con

Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý

Nếu quan sát thấy trẻ chảy nước mũi có màu trắng trong thì bố mẹ nên rửa mũi cho con 2 – 4 lần/ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Nên sử dụng loại nước muối sinh lý natri clorua 0,9% để đảm bảo về tỷ lệ cũng như bổ sung lợi khuẩn cho xoang, mũi. Nhỏ nước muối sinh lí mỗi ngày từ 4 – 5 lần và mỗi bên khoảng 3 – 4 giọt. Nếu nước mũi của trẻ chuyển thành màu vàng xanh cần đưa bé đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để tìm được nguyên nhân tình trạng bệnh

Dung dịch Nước muối / thuốc xịt mũi pha sẵn dưới dạng xịt và thuốc nhỏ mũi có thể giúp hữu ích để rửa mũi, giải tỏa tắc nghẽn làm ẩm mũi bị kích thích bởi không khí khô.

Mẹ có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho đến khi các bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi. Nếu nước mũi nhiều và dính, mẹ nên nhỏ 2 hoặc 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi trước khi hút để . làm lỏng chất nhầy

Cho trẻ sử dụng máy khí dung

Sử dụng máy khí dung sẽ đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng tinh thể sương mù thông qua đường hô hấp giúp bé dùng thuốc dễ dàng hơn. Máy khí dung thuốc sẽ thúc đẩy tác dụng điều trị mà không gây khó chịu cho người bệnh. Bằng cách này, thuốc ngấm vào cơ thể nhanh hơn.

Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ

Kê cao đầu cho bé khi ngủ giúp trẻ dễ thở, ngủ sâu giấc, nước mũi không chảy ngược vào trong gây ho hay nghẹt mũi. Nếu trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày, nôn ói, tiêu chảy liên tục mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả.

Cho trẻ uống thật nhiều nước

Bố mẹ cần cho trẻ uống thật nhiều nước sữa, nước trái cây, nước lọc, ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng nhằm làm cho dịch mũi lỏng hơn để dễ vệ sinh cho trẻ. Mẹ cần hạn chế dùng thực phẩm có nhiều dầu mỡ và chất béo nếu trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ

Bôi dầu tràm lên lòng bàn chân  hoặc phần lưng và ngực của trẻ rồi massage trong ít phút sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn

 Mang tất cho bé khi ngủ giúp giữ ấm và cho bé ngủ ngon. Có thể cho trẻ tắm với nước gừng ấm do hơi nước gừng làm lỏng dịch nhầy trong mũi cho bé dễ dàng.

Cách phòng tránh sổ mũi cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi do một số nguyên nhân như cảm cúm, cảm lạnh. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng tránh trẻ sơ sinh bị sổ mũi là cha mẹ nên chủ động phòng cảm cúm bằng những biện pháp sau.

Vệ sinh mũi, họng cho trẻ vừa đủ

Không nên vệ sinh mũi, họng quá nhiều cho trẻ khoảng 3-4 lần/ ngày. Khi trẻ sơ sinh hết bệnh, nên giảm xuống 1 lần/ngày. Do niêm mạc còn mỏng nên bạn nên xịt rửa mũi, họng   vừa đủ và xịt nhẹ giúp làm sạch các bụi bẩn, vi khuẩn, trẻ dễ thở hơn. 

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các khói bụi độc hại

Nên tránh cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với những loại khói bụi độc hại như khói bếp, khói than, khói thuốc lá. Bạn cũng nên hạn chế cho trẻ ngửi các mùi dễ kích ứng như phấn hoa, nước hoa. Đồ chơi của bé cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Nên uống bổ sung nước cam để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Trường hợp trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn mẹ cần ăn uống đủ 4 nhóm chất cần thiết. Phòng ngủ của con cần thoáng khí, phòng quá kín sẽ khiến không khí trong phòng không lưu thông, virus sẽ thừa cơ phát triển và gây bệnh ở trẻ. Nếu có điều kiện nên chuẩn bị máy lọc không khí tạo ẩm trong phòng để lọc bỏ bụi bẩn, vi khuẩn duy trì độ ẩm không khí luôn ở mức có lợi cho trẻ. Nên cho bé khám bác sĩ khi bé có biểu hiện:

  • Có khó thở.
  • Có các triệu chứng dị ứng.
  • Có sưng phù mặt,sưng môi hay mắt (gợi ý dị ứng).
  • Bỏ bú bỏ ăn.
  • Khó chịu.
  • Đang sốt.
  • Ít hơn 3 tháng tuổi và có dấu hiệu cảm lạnh hoặc cúm.
  • Ho hoặc thở khò khè.
  • Mệt mỏi, chảy nước mũi nhiều
  • Nước mũi đổi màu vàng hay xanh hoặc có máu.
  • Bé bị đau tai hoặc cảm thấy khó chịu.
  • Ho kéo dài.
  • Mắt đỏ và tiết dịch mắt màu vàng/ xanh.
  • Nước mũi dày có màu xanh lá trong nhiều ngày.
  • Trẻ khóc bất thường hoặc kéo dài không nín.
  • Ho nhiều gây nôn hoặc thay đổi sắc tố da.
  • Ho có đờm.
  • Trẻ khó thở hay tím tái vùng môi và các đầu ngón tay.

Nếu trẻ sổ mũi mà không có biểu hiện nặng hơn thì sẽ giảm dần dấu hiệu thì bệnh sẽ dứt từ 10 – 14 ngày. Nếu trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi mắc các bệnh nghiêm trọng hơn cần theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện. Mẹ không nên bôi tinh dầu tràm, dầu camphor, menthol vào ngực nghĩ rằng điều này giúp mũi bé thông và làm “ấm ngực”. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy việc làm này đôi khi gây kích ứng khi đặt trực tiếp lên da của bé. Không có lợi ích nào được chứng minh làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi.

Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có triệu chứng nhẹ thì không cần điều trị bằng thuốc. Những trường hợp nhẹ thì hệ thống miễn dịch tự nhiên của bé sẽ tự chữa lành theo thời gian.

Hy vọng rằng, những thông tin trên đã giúp bố mẹ hiểu hơn về vấn đề trẻ sơ sinh bị sổ mũi và cách phòng và xử lý khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi như thế nào. Mỗi cha mẹ đều có cách chăm sóc con khác nhau, tuy nhiên khi trẻ có những biểu hiện nghiêm trọng nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để kịp thời chữa trị.

 

Rate this post