Ho là bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh để cơ thể cố gắng loại bỏ các chất gây kích ứng giúp tống xuất đờm, nước mũi hoặc dị vật ra bên ngoài. Liệu trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm? Trẻ sơ sinh bị ho phải làm thế nào?

Ho là hành động tại đường hô hấp, trẻ ho cũng là hành động bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh mà các tiếng ho và cơn ho có sự khác biệt.

Trẻ sơ sinh bị ho thường có 2 dạng:

  • Ho khan: hơi thở của trẻ nghe khò khè.
  • Ho có đờm: khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cơ thể sẽ tiết ra chất nhầy có màu xanh hoặc trắng.

Tóm tắt nội dung

Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Tác nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho không chỉ là đơn giản là gặp không khí lạnh. Những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho:

  • Nằm quạt nhiều
  • Ho do virus: trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi và ho
  • Viêm phế quản: là do nhiễm virus, bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh thở khò khè, ho và sốt. Bé bắt đầu bú kém và có thể trở nên lờ đờ. Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường bị ốm trong 07 – 10 ngày, ho có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần.
  • Ho do nhiễm khuẩn: cảm lạnh, cúm đôi khi nặng và ho khan.
  • Dị ứng: có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho dai dẳng, biểu hiện là ngứa họng, đau họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, hoặc phát ban.
  • Bệnh ho gà: tức là hít vào sâu, rồi mới bắt đầu ho là bệnh truyền nhiễm có đặc trưng là ho ngược. Các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ.
  • Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, virus xâm nhập qua đường hô hấp.
  • Do các chất kích thích, tác nhân từ môi trường như phấn hoa, bụi mịn trong không khí, khói bụi giao thông
  • Cảm lạnh: Trẻ bị cảm lạnh cũng có những dấu hiệu như ho khan, ho có đờm. Cảm lạnh cũng là tác nhân gây kích thích hệ hô hấp còn yếu ớt của trẻ sơ sinh gây ra ho và các bệnh lý ở đường hô hấp khác
  • Ho do khi hít phải dị vật nhỏ, ho khi tiếp xúc với các chất kích thích ô nhiễm từ khói lò sưởi, thuốc lá
  • Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể bị ho gà với triệu chứng các cơn ho dài, ho ngày càng dữ dội. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị sốt, khó thở. Cha mẹ cần phát hiện sớm và đưa khám điều trị sớm.
  • Những cơn ho do hen suyễn kèm theo nhiều tiếng thở rít, khò khè cũng cần theo dõi và điều trị sớm nếu cần thiết.
  • Các bệnh lý khác có thể gây ho ở trẻ sơ sinh như hẹp van 2 lá, ung thư phổi, suy tim, phình động mạch chủ, giãn phế quản, viêm màng phổi, bệnh phổi kẽ, các bệnh lý viêm thanh quản

Trẻ sơ sinh bị ho do nhiều nguyên nhân

Trẻ sơ sinh bị ho do nhiều nguyên nhân

Theo dược sĩ tại Cao đẳng y dược Phạm Ngọc Thạch chia sẻ, cần tìm ra nguyên nhân chính xác và tình trạng ho của trẻ để có biện pháp điều trị sớm. Bởi vì hệ hô hấp non nớt của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng ho của trẻ mà ba mẹ điều trị kịp thời vì ho là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Nếu trẻ sơ sinh bị ho có thể dẫn đến các bệnh lý nặng hơn.

Phân biệt phân biệt ho thường và các bệnh lý thường gặp

Trẻ sơ sinh bị ho có thể do mắc một số bệnh lý khác nhau ở đường hô hấp. Những phân biệt này sẽ giúp cho việc điều trị kịp thời đúng bệnh.

Ho thường

Ho thường sẽ có dịch nhầy, ngoài ra bé cũng bị sổ mũi, chảy nước mắt, đau họng. Triệu chứng của cảm lạnh thông thường có thể kéo dài 1-2 tuần.

Ho gà

Các triệu chứng của ho gà:

  • Có thể không có triệu chứng nào ngoại trừ ngưng thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Có triệu chứng như cảm lạnh với sổ mũi kèm theo trong 1-2 tuần đầu.
  • Chảy máu cam, bầm tím dưới mi mắt
  • Sau 1-2 tuần các cơn ho nặng sẽ  dẫn đến suy hô hấp.

Viêm phổi

Trẻ em sơ sinh bị ho kéo dài có nguy cơ chuyển từ cảm lạnh sang viêm phổi nhanh hơn người trưởng thành. Vì thế ba mẹ để ý khi có các biểu hiện sau:

  • Nhiệt độ cơ thể > 37 độ.
  • Trẻ bú kém hoặc bỏ bú.
  • Trẻ khó thở hoặc thở nhanh.
  • Trẻ sẽ hạ thân nhiệt, ngủ li bì
  • Khi bệnh trở nặng, người lờ đờ, chướng bụng, nôn nhiều
  • Co thắt lồng ngực, tím tái
  • Cha mẹ cần quan sát nhịp thở của bé theo độ tuổi: Trẻ sơ sinh < 2 tháng tuổi có nhịp thở > 60 lần/ 1 phút, trẻ từ 2 tháng – 1 tuổi có nhịp thở > 50 lần/ 1 phút.

Những mẹo chữa ho đơn giản

Làm sạch mũi cho trẻ

Nếu trẻ ho kèm dịch mũi, gây nghẹt mũi khó thở cha mẹ cần làm sạch mũi cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lí vào mũi, làm sạch, thông thoáng đường thở cho bé. Có thể thực hiện hút dịch mũi cho trẻ. Nước muối sinh lý sẽ làm loãng dịch mũi, giảm sưng ho đường hô hấp.

Cha mẹ cần làm sạch mũi cho trẻ khi bị ngạt mũi

Cha mẹ cần làm sạch mũi cho trẻ khi bị ho

Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn

Trẻ sơ sinh chưa uống được nhiều nước nên biện pháp phù hợp cho trẻ bú sữa nhiều hơn. Sữa mẹ vừa giúp tăng sức đề kháng cho trẻ giảm chất nhầy ở mũi, làm dịu họng vừa giúp giảm ho.

Nâng cao đầu trẻ khi nằm

Ngay sau khi bú mẹ, cha mẹ nên kê gối cao hoặc thêm 1 chiếc khăn để nâng đầu trẻ cao hơn. Không nên cho trẻ nằm ngay vì dễ gây trào ngược dạ dày thực quản.

Tạo môi trường không khí ẩm cho trẻ

Không khí ẩm vừa phải cho phòng ngủ sẽ giúp trẻ dễ thở, dễ ngủ vừa giảm kích ứng gây ho. Do đó cha mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm cho phòng.

Cần hạn chế tối đa các tác nhân kích thích đường hô hấp như: khói bụi, phấn hoa.

Không dùng mật ong

Không áp dụng dùng mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Phụ huynh chỉ cần chăm sóc đúng cách như giữ ấm, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ không cần dùng thuốc trị ho. Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày.

Khi trẻ ho có đờm thì mẹ nên vỗ rung long đờm cho trẻ. Thực hiện khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào lưng trẻ, phần giữa hai bả vai. Động tác này có thể giúp trẻ nhiều và nôn khạc đờm. Vỗ long đờm cần làm lúc trẻ đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy khi trẻ chưa ăn gì.

Dùng một vài giọt dầu tràm, dầu bạc hà cho vào lòng bàn tay xoa đều rồi massage lòng bàn chân cho trẻ cũng rất hiệu quả.

Dân gian có nhiều bài thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

Quất hồng bì ngâm đường phèn

Trong quất hồng bì giúp kích thích hệ hô hấp, long đờm và tống đờm ra ngoài. Vitamin C trong quất hồng bì giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống cảm cúm. Trong quất hồng bì có chứa tinh dầu, mỗi ngày cho trẻ dùng 1 thìa quất hồng bì ngâm đường phèn chữa ho cho trẻ rất có lợi nhiều mặt cho sức khỏe của trẻ.

Lá hẹ hấp đường phèn

Chọn từ 5-10 lá hẹ và lượng đường phèn hấp cách thủy và cho trẻ uống 2 lần/ngày. Mỗi ngày từ 2-3 thìa sẽ dịu cơn ho. Hẹ rất lành tính, ngoài tác dụng chữa ho cho trẻ, hẹ còn có công dụng trị cảm, sốt sổ mũi.

Chữa ho bằng cải cúc

Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ với mật ong và hấp cách thủy 20 phút. Thực hiện cho bé uống từ 3-5 ngày sẽ giảm cơn ho.

Cam nướng

Nên lựa trái có màu vàng tươi đem về rửa sạch ngâm nước muối, nướng bằng lò vi song. Sau đó bóc vỏ cho bé ăn, cam nướng có tác dụng cầm ho và giảm đờm. Đây là cách chữa ho được nhiều trẻ ưa thích vì cam dễ ăn và dễ uống.

Trên đây là một số kinh nghiệm khi trẻ sơ sinh bị ho mà không dùng thuốc kháng sinh. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con khi có biểu hiện thông thường. Với trường hợp bị nặng thì nên chữa trị tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho con.

Rate this post